WwW.TeeN9xVN.Forum-Viet.Net Rất vui khi các bạn ghé thăm!
Hãy đăng kí tham gia cùng thảo luận vs Forum nhé! Thay mặt Forum mình xin chúc bạn học giỏi+may mắn+hạnh phúc nhé!
=> Bạn thấy nút đăng kí kia không? hãy nhanh tay kick zô để chính thưc làm thành viên Forum nhé! thank bạn nhiều!
Teen9x Việt Nam
WwW.TeeN9xVN.Forum-Viet.Net Rất vui khi các bạn ghé thăm!
Hãy đăng kí tham gia cùng thảo luận vs Forum nhé! Thay mặt Forum mình xin chúc bạn học giỏi+may mắn+hạnh phúc nhé!
=> Bạn thấy nút đăng kí kia không? hãy nhanh tay kick zô để chính thưc làm thành viên Forum nhé! thank bạn nhiều!
Teen9x Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TT - Người mẹ già ngoài 70 tuổi, vừa là mẹ của nạn nhân vừa là mẹ của bị cáo, đau đớn cảnh các con bà giết nhau đến nỗi thốt lên: “Tui là mẹ, sống còn khổ hơn chết...”.
Bị cáo Hồ Văn Luật - Ảnh: Quỳnh Anh
Ngày 31-8, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế mở phiên tòa lưu động tại UBND xã Phú Thuận xét xử Hồ Văn Luật về tội “giết người”. Mới 7g, khoảng sân rộng trong khuôn viên ủy ban trở nên chật hẹp bởi lô nhô người đợi.
Gần 8g, xe công an đưa bị cáo vào. Vừa xuống khỏi xe, Luật ngóng mắt ra đường đến phía cuối một con dốc. “Nhà tui, nhà mẹ... đều ở cuối con dốc đó. Chỉ còn vài trăm mét, nhưng chừ tui không thể nào về được” - Luật như chỉ nói với riêng mình khi ngồi trong phòng cách ly. Cái dáng cúi mặt co ro của Luật khiến không ai có thể nghĩ đây là kẻ hung hãn cầm dao đâm anh em ruột.
Cốt nhục tương tàn
Trả lời thẩm vấn, Luật thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Khoảng 16g30 ngày 24-1-2012, Luật đến chơi nhà mẹ ruột ở thôn An Dương, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tại đây, cháu L. (con trai Luật) đang ngồi ăn cơm với bốn người bạn gái. Lúc sau, Lượng (anh ruột Luật) và Luận (em ruột Luật) đi chơi tết về.
Cho rằng anh Lượng có lời nói xúc phạm nhóm bạn cháu L., Luật phản ứng, bỏ về lấy dao cầm trong tay, ra đứng trước sân nhà rồi gọi điện thoại hẹn anh Lượng đến nói chuyện. Khi anh Lượng đến, Luật vừa nói “anh làm anh mà ngu” vừa tát vào mặt anh trai. Anh Lượng bỏ về thì Luật đuổi theo, dùng dao đâm vào lưng anh.
Luận can ngăn, dùng thắt lưng đánh vào người Luật, nhưng Luật tiếp tục đâm vào vùng hông anh Lượng, sau đó đâm vào ngực Luận khiến người em ngã xuống nền đường, chết trên đường đi cấp cứu.
Hội đồng xét xử: “Khi đến gặp theo cuộc hẹn của bị cáo, anh Lượng có cầm gì trong tay không?”. Bị cáo: “Không”. “Vậy bị cáo cầm dao làm gì?”. Im lặng. “Khi bị bị cáo tát vào mặt, anh Lượng có phản ứng gì không?”. Bị cáo: “Không. Anh Lượng bỏ về”. “Vậy tại sao bị cáo tiếp tục đuổi theo?”. Im lặng.
Mấy chiếc quạt cây lớn miệt mài chạy hết công suất vẫn không xua được bức bối. Mẹ bị cáo (và cũng là mẹ bị hại) ôm mặt. Những câu hỏi Luật không thể trả lời trước tòa, bà cũng không thể nào lý giải được. “Trả lời” bà là sự thật tàn khốc, cái chết của một người con và một người lãnh án 20 năm tù.
Mẹ, chị, anh, em... bị cáo, bị hại ngồi sát cạnh nhau như tìm sự nương tựa trước biến cố đau lòng xảy ra trong gia đình. Đã hơn nửa năm trời nhưng vết thương chưa một ngày cũ. L., con trai bị cáo, và vợ con người bị hại không có mặt tại phiên tòa.
Theo cáo trạng và lời khai của L. tại cơ quan điều tra: Khi Luật dùng dao đâm vào lưng anh Lượng, L. la lên: “Ba ơi, đừng nữa. Bác Lượng ơi chạy đi...”. Bất kỳ ai cũng có thể cảm thông cho đứa con không muốn ngồi ghế nhân chứng, kể lại hành vi tội ác của cha mình. Và dù với tư cách là đại diện theo pháp luật của người bị hại, được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, vợ con anh Luận cũng phải “chạy trốn” phiên xét xử.
Vợ anh Luận có đơn xin vắng mặt, đồng thời xin giảm hình phạt cho kẻ giết người. Có lẽ chị không thể lên tiếng đòi pháp luật phải nghiêm trị kẻ tước đoạt cuộc sống của chồng. Bởi dù sao người đó cũng là anh ruột chồng chị. Họ có chung một người mẹ, mà cõi lòng bà đã tan nát. Chồng chị không còn, nhưng mãi mãi mẹ chồng vẫn là bà nội, anh chị em chồng vẫn là bác, chú, cô của các con chị, không thể khác!
Nước mắt người mẹ
Phiên tòa kết thúc, Luật lặng lẽ đưa hai tay vào còng, lầm lũi đi giữa những người công an áp giải. Người mẹ líu ríu chạy theo con, bươn bả len qua được đám đông thì cũng vừa lúc chiếc “xe bít bùng” đóng kín cửa, từ từ chuyển bánh. Người tham dự phiên tòa nhanh chóng tản dần, trốn cái nắng buổi giữa trưa gay gắt. Phút chốc, trơ trọi những người trong gia đình Luật. Khoảng sân rộng thênh chỉ còn vạt hoa muống dại, tím đến ngơ ngác!
Nhà mẹ Luật cuối con dốc cao, cách nơi diễn ra phiên tòa chừng mươi phút đi bộ. Người đàn bà ngoài 70 tuổi, qua một buổi sáng, ánh mắt bạc màu thêm, ngồi bệt thất thần trên nền nhà, bên chân bàn thờ chồng đang leo lét khói hương. “Chồng mất đã 27 năm, mình tui nuôi bảy đứa con, vất vả cực khổ lắm, chừ già rồi, bị bệnh tim, cao huyết áp, sống chết mong manh. Con cái lớn lấy vợ, lấy chồng có gia đình riêng, tui mới đỡ đôi chút. Hạnh phúc nhất của tuổi già là được nhìn thấy con cháu sum họp, anh em chúng nó thương nhau. Vậy mà...” - mẹ Luật nghẹn lời.
Anh chị em của Luật ngồi quanh mẹ, mắt đỏ hoe, cũng im lặng. “Hôm xảy ra sự việc, tui lên cơn đau tim, tưởng chết. Không biết bao lần tui ước nếu tui chết mà đổi được thời gian quay trở lại và việc đau lòng giữa anh em nó không xảy ra thì tui cũng bằng lòng. Nhưng...”.
Đó chỉ là điều ước tội nghiệp của người mẹ bất hạnh. Nỗi đau đứt ruột mới là sự thật. Bây giờ, Luận đã nằm dưới nấm mồ lạnh lẽo. “Biết con dâu có ý định bỏ xứ, tui nhiều lần ứa nước mắt: Mạ đã mất đứa con trai, chừ con cũng bỏ đi, mạ đau khổ lắm. Con ráng ở nhà, mạ con nương tựa vào nhau. Tội nghiệp tui, nhưng có lẽ không lòng dạ ở lại nơi lúc nào cũng gợi lên cảnh chồng bị đâm chết, nó trốn tui, phiêu bạt làm ăn bên đất Lào”.
Nhà của Luận sát cạnh nhà mẹ, từ giờ phút vợ anh đem theo mấy đứa con bỏ đi, ngôi nhà gần như trở thành nhà hoang. Thỉnh thoảng người mẹ sang mở cửa, thắp hương lên bàn thờ đứa con trai xấu số. Nhưng hương khói cũng không xua được hoang vu, lạnh lẽo.
Bà lại nâng vạt áo thấm nước mắt: “Hôm qua, tui ra mộ thắp hương cho thằng Luận. Tui nói với nó: “Con thông cảm, tha thứ cho anh”, nhưng trước mặt tui chỉ là cái mộ. Nhát dao thằng anh khiến thằng em đi tức tưởi, còn nó ở tù 20 năm, vợ con thằng em bỏ xứ, tha hương. Vợ con thằng anh mặc cảm. Tui là mẹ, sống còn khổ hơn chết...”.
"Tui là mẹ, sống còn khổ hơn chết..."
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
...-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài-...